Tăng nhãn áp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra mù lòa ở những người trên 60 tuổi. Theo thời gian, bệnh này ngày càng trở nên tồi tệ và nếu không can thiệp sớm sẽ gây suy giảm thị lực không đảo ngược, thậm chí dẫn đến mù lòa. Vậy liệu các bạn đã biết về bệnh tăng nhãn áp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng của tăng nhãn áp như thế nào? Hãy cùng innoresource.org tìm hiểu những kiến thức về bệnh này qua bài viết dưới đây.
I. Tăng nhãn áp là bệnh gì?
Tăng nhãn áp hay còn được biết đến với các tên gọi khác như Glaucoma, Thiên đầu thống hay cườm nước. Đây là tình trạng áp lực nội nhãn tăng do thủy dịch trong mắt không thoát được ra ngoài hoặc do sản xuất quá nhiều từ đó có thể làm hỏng các dây thần kinh thị giác. Chính vì thế nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây mù lòa vĩnh viễn.
Hầu hết những người mắc tăng nhãn áp đều không có triệu chứng sớm và cũng không cảm thấy đau đớn gì. Do đó bạn cần đi khám thường xuyên để được chẩn đoán và điều trị bệnh trước khi mất thị lực lâu dài.
Hiện nay, người ta chia bệnh tăng nhãn áp làm 4 loại chính:
- Tăng nhãn áp góc mở
- Tăng nhãn áp bẩm sinh
- Tăng nhãn áp góc đóng
- Tăng nhãn áp thứ phát.
II. Nguyên nhân và triệu chứng của tăng nhãn áp
1. Nguyên nhân gây tăng nhãn áp
Nguyên nhân gây ra bệnh tăng nhãn áp là gì? Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh này và chúng được phân theo từng loại, cụ thể
- Do di truyền: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh tăng nhãn áp hiện nay
- Do các bệnh lý khác như tiểu đường, cao huyết áp, giảm năng tuyến giáp, tim mạch,…
- Do sử dụng thuốc Steroid để chữa bệnh trong thời gian dài
- Do chấn thương ở mắt, viêm mắt mãn tính, phẫu thuật mắt và do cận thị gây ra
- Những người trên 60 tuổi thường có nguy cơ mắc cao.
Đặc biệt, bệnh tăng nhãn áp thường xuất hiện nhiều ở nhóm những người trên 40 tuổi. Ngoài ra với những người có người thân có tiền sử mắc bệnh này thì nguy cơ di truyền là rất cao.
2. Các triệu chứng thường gặp của tăng nhãn áp
Các triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp thường sẽ không rõ ràng và khó phát hiện. Ngoài ra, dấu hiệu của bệnh này còn phụ thuộc và các loại tăng nhãn áp mà người bệnh mắc phải. Ở mỗi loại tăng nhãn áp lại có những biểu hiện, triệu chứng hoàn toàn khác nhau.
Tăng nhãn áp góc mở
- Tăng nhãn áp góc mở là hình thức phổ biến nhất hiện nay. Khi gặp tình trạng này, bạn sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào cho tới khi thị lực bị giảm sút.
- Dấu hiệu của tăng nhãn áp góc mở đầu tiên thường xuất hiện các điểm mù loang lổ ở thị giác bên phải (ngoại vi) hoặc ở trung tâm ở cả hai mắt. Khi bệnh tiến triển hơn, người bệnh có tầm nhìn đường hầm là chỉ nhìn thấy ở phần trung tâm.
Tăng nhãn áp bẩm sinh
- Chảy nước mắt liên lục
- Kích thước tròng đen của mắt tăng
- Thường xuyên rụi mắt, nheo mắt, nhạy cảm với ánh sáng và có thắt mí mắt.
Tăng nhãn áp góc đóng
- Đây là một dạng hiếm gặp ở góc mở. Bệnh này chủ yếu là cấp tính gây ra những cơn đau mắt dữ dội kèm với các triệu chứng như: Mắt đỏ, đau đầu dữ dội, tầm nhìn mờ, xuất hiện các quầng sáng giống như cầu vồng, buồn nôn ói mửa.
- Tăng nhãn áp góc mở cần phải có sự chăm sóc y tế ngay lập tức nhằm ngăn ngừa mất thị lực vĩnh viễn. Do đó, bạn cần phải đến ngay phòng khám chuyên khoa khi xuất hiện các dấu hiệu trên. Nếu không được điều trị sớm người bệnh có thể mất thị lực loặc mù vĩnh viễn.
- Ngay cả khi được điều trị vẫn có khoảng 15% người bệnh tăng nhãn áp góc đóng sẽ bị mù ít nhất một mắt trong 20 năm.
Tăng nhãn áp thứ phát
- Các triệu chứng của tăng nhãn áp thứ phát thường phụ thuộc vào các nguyên nhân khiến áp lực nội nhãn tăng lên. Viêm bên trong mắt có thể khiến người bệnh nhìn thấy quầng sáng; đục thủy tinh thể làm cho tầm nhìn trở lên kém hơn,…
- Trường hợp bạn bị chấn thương mắt, viêm mắt hoặc bị đục thủy tinh thể thì hãy đi khám thường xuyên để đảm bảo không bị tăng nhãn áp.
III. Phương pháp điều trị tăng nhãn áp
Khi đã hiểu được và nắm rõ nguyên nhân gây ra tăng nhãn áp là gì thì các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh.
1. Điều trị tăng nhãn áp bằng thuốc
Trường hợp người bệnh phát hiện bệnh sớm và được điều trị kịp thời thường mang đến kết quả lạc quan. Bệnh nhân tăng nhãn áp khi được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc uống hoặc thuốc nhỏ tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh. Tuyệt đối người bệnh không được tự ý chữa bệnh tại nhà để tránh xảy ra rủi ro, thậm chí nếu điều trị sai cách có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trong hơn.
Ngoài ra, người bệnh nên chú ý điều chỉnh chế độ sinh hoạt hằng ngày, hạn chế xem tivi, điện thoại, làm việc quá lâu với máy tính hoặc laptop. Nên đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc, hạn chế sử dụng đồ uống có chất kích thích như café, rượu, bia,…
2. Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật hoặc mổ
Trường hợp bệnh tăng nhãn áp đã trở nên phức tạp và không thể điều trị bằng thuốc thì phương pháp phẫu thuật hoặc mổ sẽ là lựa chọn ưu tiên hàng đầu.
Trên thế giới hiện nay có ba phương pháp mổ tăng nhãn áp phổ biến là: Mổ tăng nhãn áp bằng phương pháp cắt bè cùng giác mạc; phương pháp Laser; hoặc bằng với phương pháp cấy ghép ống thoát thủy dịch
Trong đó, phương pháp mổ bằng laser là một cải tiến đột phá trong ngành y khoa. Vì thế phương pháp này được ưu tiên bởi sự nhanh chóng và hiệu quả so với các phương pháp khác. Với phương pháp này, một ca mổ tăng nhãn áp chỉ mất khoảng 15 – 20 phút thực hiện mà không cần dùng đến dao kéo mà biến chứng sau phẫu thuật gần như là không có.
Người bệnh sau khi mổ mắt bằng phương pháp laser cần đi khám lại sau 2 – 5 năm hoặc nếu có điều kiện thì nên tái khám định kỳ phòng trường hợp tái phát lại.
Ngoài các phương pháp trên, các bạn nên duy trì thói quen thăm khám mắt định kỳ như một cách để bảo vệ đôi mắt.
Tăng nhãn áp không phải là bệnh khó điều trị, nếu được phát hiện kịp thời thì người bệnh có thể hoàn toàn chữa khỏi khi áp dụng phác đồ điều trị phù hợp.
Trên đây là những chia sẻ về bệnh tăng nhãn áp là gì. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn đã biết thêm những kiến thức về bệnh Tăng nhãn áp, nguyên nhân, triệu chứng và những phương pháp điều trị bệnh này.